Viet NamEnglish (United Kingdom)
TIN TỨC NỔI BẬT
HỒ SƠ BIỂU MẪU

THĂM DÒ Ý KIẾN
Thăm dò ý kiến khách hàng
 
THỐNG KÊ TRUY CẬP
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay163
mod_vvisit_counterTất cả613382

Hiện đang online : 6

PostHeaderIcon giúp mẹ chăm bé khi bị cảm lạnh trong mùa hè


Dưới đây sẽ là những lời khuyên giúp cha mẹ nhanh chóng "xóa sổ" cơn cảm lạnh trong mùa hè cho bé, bao gồm cách xử lý nghẹt mũi và cả những dấu hiệu cần sự can thiệp của các bác sĩ.


Nếu con bạn còn quá bé (dưới 3 tháng tuổi), hãy gọi cho bác sĩ khi bé có dấu hiệu cảm lạnh. (Ảnh minh họa)


- Luôn có sẵn các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh trong tủ thuốc gia đình: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy tạo độ ẩm.


- Nếu con bạn còn quá bé, dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, hoặc sốt.


- Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt cao, mất nước, ngày càng ho nặng hoặc khó thở, hoặc các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài hơn một tuần.


- Giúp em bé của bạn hít thở dễ dàng bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi để vệ sinh bên trong mũi, và dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch dịch nhầy từ mũi nghẹt của bé.


- Khi bé bị nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt cho bé là phần đầu được nâng cao lên một chút. Hãy đặt thêm khăn dưới gối của bé để chỉnh độ cao phù hợp cải thiện giấc ngủ cho bé trong khi bị cảm lạnh.


- Xử lý không khí khô trong phòng bằng máy tạo độ ẩm, cách này có tác dụng loại bỏ chất nhày và giảm bớt tắc nghẽn trong mũi bé.


- Các mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh.


- Trong khi chữa cảm lạnh cho bé, người mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng từ bé hay ngược lại.


Có thể các bà mẹ sẽ gặp phải khó khăn để phân biệt giữa một cơn cảm lạnh thông thường - làm cho bé của bạn mệt mỏi nhưng không nguy hiểm - với một căn bệnh thực sự nghiêm trọng hơn.


Đầu tiên là xem liệu con có bị sốt không, các bác sĩ nhi khoa còn khuyên cần chú ý đến ba điều sau đây sẽ giúp các mẹ tự đánh giá mức độ nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé:


- Quan sát biểu hiện của bé: một đứa trẻ ngủ li bì hoặc khóc gắt là những dấu hiệu thường thấy khi bị ốm nhưng nếu một trong những biểu hiện này trở nên trầm trọng, kéo dài thì là lúc bạn không nên chủ quan mà hãy xin lời khuyên của bác sĩ.


- Theo dõi nhịp thở của trẻ: khi ốm, nhịp thở của trẻ có thể không đều, khó khăn hoặc gấp hơn bình thường. Một cách làm không gây ảnh hưởng gì tới bé đó là hãy theo dõi hơi thở của bé.


Đơn giản là bạn chỉ cần sử dụng một chiếc đồng hồ để bấm xem bé thở bao nhiêu nhịp trong 10 giây, sau đó hãy nhân con số đó với 6, bạn có thể cung cấp được cho bác sĩ xem nhịp thở của bé là bao nhiêu lần trong một phút. (Trung bình một em bé mới sinh khỏe mạnh thở từ khoảng 50 hay 60 nhịp mỗi phút, và 30 tới 40 nhịp mỗi phút với trẻ lớn hơn).


- Mặc dù bạn có thể không ép bé ăn khi bé bị ốm nhưng uống nước là việc phải làm để bé giữ được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Trong thời gian 24 giờ, lượng nước cần cho cơ thể cuả một em bé nặng 4,5kg là khoảng 450ml.


Tương ứng như thế, cơ thể một em bé nặng 9kg sẽ cần được cung cấp khoảng 900ml mỗi ngày. Có nghĩa là trung bình 100ml nước /kg cân nặng.


Trong trường hợp bé không chịu uống nước hay sữa trong nhiều giờ liên tiếp, bạn cần gọi cho bác sĩ để có tư vấn kịp thời.


Theo afamily

 
VIDEO CLIP


Get the Flash Player to see this player.

time2online Joomla Extensions: Simple Video Flash Player Module
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Cơ sở 1: Tổ 2 - SĐ - LB - HN. Cơ sở 2: ngõ 114 - tổ 18 - SĐ - LB - HN
Tel 1: (04) 36740966
Tel 2: (04) 36741136

Call
 
LIÊN KẾT WEBSITE
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH