Viet NamEnglish (United Kingdom)
NEWS
PROFILE FORM

SURVEY
Customer Survey
 
COUNTER
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday37
mod_vvisit_counterAll613256

Online : 25

PostHeaderIcon Bí quyết tăng cân cho các mẹ có con lười ăn

 


1. Đảm bảo năng lượng cho bé
Tăng thêm bữa, nếu trẻ ăn quá ít bữa để trẻ có thể thể đảm bảo năng lượng cho bé thì năng lượng cung cấp (đồ ăn thức uống hằng ngày cho trẻ) phải vượt năng lượng tiêu hao.


Bạn có thể tăng thêm số bữa nếu trẻ ăn quá ít bữa : 2 - 3 bữa/ngày. Ở trẻ nhỏ, ngoài bữa ăn chính bé còn phải được ăn thêm 2 - 3 bữa phụ. Các mẹ cũng nên chú ý trước bữa ăn không nên cho trẻ ăn vặt.


2. Nên cho trẻ ăn dầu mỡ vừa đủ
Các bé cần khoảng 30-40% lượng calo từ chất béo hàng ngày để đáp ứng bộ não và cơ thể đang phát triển nhanh chóng bởi não bộ có những yêu cầu đặc biệt từ axit béo và các thành phần khác của chất béo.


Lượng chất béo phù hợp cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi là 3,5g/kg mỗi ngày. Tốt nhất là cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, mỡ cá, có chứa hàm lượng Omega 3 cao giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.


3. Tránh thiếu sắt, kẽm, selen
Ngoài chức năng tạo máu của sắt, sắt, selen và kẽm còn là tiền chất của hơn vài trăm enzym trong cơ thể. Các khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh và trí tuệ của trẻ. Thiếu hụt các khoáng chất này không chỉ liên quan đến rối loạn tăng động giảm tập trung mà còn làm giảm trí thông minh của trẻ.


Thiếu sắt là nguy cơ lớn ở rất nhiều bé. Dữ liệu từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Atlanta (Mỹ) tiết lộ, 9% các bé trong độ tuổi 1-2 thiếu sắt. Con số này giảm xuống khoảng 3% cho bé 3-5 tuổi và 2% cho bé 6-11 tuổi.


Với bé lười ăn thịt, có thể đáp ứng nhu cầu sắt cho bé bằng sữa, trứng, thịt gia cầm, cá, đậu đõ, bánh mì, hoa quả khô như nho khô...Bé có thể nhận đủ sắt trong chế độ ăn mà không cần ăn nhiều thịt nạc (đây là tin tốt vì thịt nạc thường khó khăn cho bé khi nhai; dù thịt nạc có chứa dạng sắt dễ hấp thu).


Bé dưới 10 tuổi cần nhận ít nhất 10mg sắt mỗi ngày. Nếu bạn nghĩ bé nhà mình không đủ sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về bổ sung vitamin tổng hợp chứa sắt cho bé.

4. Bổ sung thêm hoa quả
Nếu con bạn không chạm vào cà rốt thì quả mơ hoặc dưa hấu là giải pháp thay thế hợp lý vì chúng giàu vitamin A và caroten. Dâu tây hay quả cam đáp ứng lượng axit folic cho bé lười ăn rau bina. Chuối giúp bé lười ăn khoai tây có đủ kali và cam quýt có thể thay cho súp lơ xanh về hàm lượng vitamin C.


Rất nhiều bé lười ăn rau nhưng không thiếu vitamin và khoáng chất quan trọng. Thực phẩm giàu dinh dưỡng lại có vị ngọt là các loại quả tươi. "Hoa quả có thể sánh ngang với rau xanh về hàm lượng vitamin và chất xơ" - Jo Ann Hattner (chuyên gia dinh dưỡng trẻ em tại Palo Alto, California) tiết lộ. Do đó, hãy đảm bảo 5 phần rau xanh và hoa quả mỗi ngày cho bé.


Tuy nhiên, ngay cả khi con bạn lười ăn rau, bạn vẫn nên khuyến khích bé vì rau rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà bé không nên bỏ lỡ.


5. Bổ sung thêm bánh mỳ trắng
Bánh mì trắng làm bằng bột mì chất lượng tốt vẫn là lựa chọn lý tưởng cho bé. Bánh mì trắng có chất xơ, giúp ngừa táo bón, bệnh tim, cao huyết áp và tiểu đường. Ngoài ra, bánh mì có thể được thêm sắt và các vitamin nhóm B như niacin, axit folic, thiamin và riboflavin.


Ngoài bữa chính, mẹ nên bổ sung bánh mỳ trắng vớisữa hoặc sữa chua cho bé ăn. Thay đổi những món mọi ngày cũng giúp bé đỡ chán ăn hơn.


6. Không nên quá ưu tiên đạm
Nhiều mẹ nấu bột cho bé cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng... vì nghĩ đó là thức ăn bổ dưỡng và tốt cho bé, cho nhiều một chút càng tốt. Nhưng thực tế, cái gì quá cũng không tốt, lượng đạm quá nhiều dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa và nguy cơ bé mắc chứng biếng ăn gia tăng.


7. Không nghiền nhuyễn mọi thức ăn
Mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, nghiền nhuyễn mọi thứ ăn cho bé. Hãy tập cho con học xúc và nhai ngay khi có cơ hội để đến tuổi mẫu giáo bé nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa.


Nếu thường xuyên nghiền nhuyễn thức ăn cho bé, lâu ngày thành thói quen, bé mất dần phản xạ nhai và bé chỉ còn biết nuốt chửng khi ăn. Do vậy, bé sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dễ khiến bé nhanh chán và mắc chứng biếng ăn.


Khi bé khoảng 8 - 10 tháng bé đã bắt đầu mọc răng và ăn được cháo, mẹ nên băm thức ăn rồi nấu cho con ăn đồng thời với hoa quả bạn cũng không xay mà cho bé tập "cắn" để học nhai. Dần dần mẹ cho bé ăn đa dạng hơn giúp bé có thói quen nhai và thích thú với hoạt động nhai, cắn và nuốt ăn hơn.


8. Nên sử dụng cả nước và cái khi nấu cho bé
Nhiều người quan niệm rằng nước hầm xương, thịt rất bổ dưỡng . Chính vì thế, sau khi hầm, xương, thịt, đa số các bà nội trợ đã bỏ phần "xác" đi mà giữ lại phần nước để nấu với rau mà thôi.


Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm...) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy.


Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Nếu chỉ cho trẻ ăn nước rau thôi thì bé sẽ không nhận được các chất xơ có trong rau.


9. Nước hoa quả tốt nhưng không lạm dụng

Dù nước quả tươi 100% giàu dinh dưỡng hơn soda nhưng không phải cứ khát là uống nước quả. Có những giới hạn về lượng nước quả với bé. Nếu không, bé sẽ giảm cảm giác thèm ăn với những thực phẩm khác. Hơn nữa, lượng đường cao trong nước quả có thể gây hỏng men răng và khó chịu trong dạ dày.


Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, lượng nước hoa quả tối đa cho bé là 100-120ml/ngày. Nước lọc vẫn là đồ uống tốt nhất khi bé đang khát.

 

10. Khi bé ốm hãy cho bé ăn những gì bé thích
Khi bé ốm, bé sẽ quấy khóc và không muốn ăn bất kỳ món gì, bạn đừng lo lắng và cố ép bé ăn; hãy cho bé ăn những gì bé thích. Giảm lượng ăn nhưng tăng số lần để bé vẫn nhận đủ các chất dinh dưỡng và chất lỏng từ thức ăn để chống lại bệnh tật.


11. Tẩy giun định kỳ cho bé
Trẻ tiêu hao nhiều năng lượng nhất khi mắc các bệnh như tiêu chảy, cảm cúm, viêm họng, giun sán nhiều. Vì vậy, ngoài cung cấp đủ năng lượng phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tẩy giun định kỳ (trẻ trên 2 tuổi tẩy giun 2 lần/năm).


Cha mẹ cũng nên giữ thói quen vệ sinh cho bé như: rửa tay với xà phòng, "ăn chín uống sôi", ... để cơ thể bé luôn được khoẻ mạnh./


Theo Webphunu.net


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
VIDEO CLIP


Get the Flash Player to see this player.

time2online Joomla Extensions: Simple Video Flash Player Module
ONLINE SUPPORT
25 - The 2nd Ward Alley 765/12 Sai Dong, Q. Long Bien Hanoi
Tel: (04) 36740966

Call
 
WEB LINKS
PHOTO GALLERY