Đất nặn là một trong những trò chơi tốt nhất giúp trẻ sáng tạo. Ảnh minh họa: Internet.
Trong cuốn Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn, nhà giáo dục sớm nổi tiếng này cho rằng những trò chơi tưởng chừng mộc mạc này mới chính là công cụ kích thích phát triển tư duy tột bậc của trẻm khi bộ não của chúng đang hoàn thiện từng ngày.
Nếu cho một đứa trẻ 0-1 tuổi một ít đất nặn, giấy gấp hình, trẻ sẽ không thể gấp hay nặn ra hình thù gì ý nghĩa cả, có thể chỉ cầm nắm, cấu xé. Tuy nhiên, những cử chỉ này không hề vô ích như người lớn có thể hình dung. Một cục đất nặn, mảnh giấy gấp, sau một hồi trẻ nghịch ngợm, đương nhiên sẽ biến dạng. Hình thú mới khác hoàn toàn trạng thái ban đầu là một khám phá mới mẻ, trải nghiệm quý báu với trẻ.
Bằng trò chơi này, trẻ sẽ biết cảm nhận xúc giác, trải nghiệm niềm thích thú khi động chạm vào cục đất, mảnh giấy, rồi lặp đi lặp lại thao tác đó nhiều lần. Dần dần, trẻ sẽ nhận ra rằng chỉ bóp qua bóp lại cục đất sét hay xé vụn tờ giấy không thú vị nữa, trẻ bắt đầu biết trải rộng cục đất tạo thành cái đĩa, hay gấp tờ giấy lại thành con thuyền...
Theo Ibuka Masaru, những đứa trẻ làm quen với đất nặn từ sớm và một đứa trẻ không như vậy khi lớn lên sẽ hoàn toàn khác nhau về khả năng tạo hình khối. Vấn đề không nằm ở chỗ quen hay không quen, thích hay không thích mà chính trò chơi nặn đất và gập giấy đã hình thành sự khác nhau về cấu trúc trong não và óc sáng tạo của trẻ. Trò chơi này cũng rèn luyện độ khéo léo của đôi tay và năng lực mô phỏng sự vật của trẻ.
Theo Yeutretho