phòng cúm cho bé khi mùa lạnh đến gần
1. Rửa tay thật sạch
Rửa tay thường xuyên cho bé là việc hết sức đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất để "đánh bật" virus gây cảm. Khi bàn tay sạch sẽ, virus sẽ không còn "cơ hội" lây bệnh cho bé. Vì thế, bạn cần rửa tay sau khi thay tã, hỉ mũi hoặc trước khi chuẩn bị đồ ăn cho con... Cha mẹ cũng nên là người làm gương cho bé để con có ý thức tự giác giữ tay luôn sạch sẽ.
Mẹo nhỏ: Để lọ gel rửa tay khô trong xe hoặc trong ví của bạn để sử dụng trong trường hợp cần thiết. Ở những nơi công cộng như siêu thị, bạn cần dùng khăn lau tay lúc cầm giỏ hoặc xe đẩy hàng trước khi bắt đầu đi mua sắm với bé.
2. Tẩy trùng
Virus cảm lạnh và cảm cúm có thể sống bên ngoài không khí khoảng 3 giờ đồng hồ vì vậy việc khử trùng bằng dung dịch là vô cùng cần thiết, đặc biệt khi trong nhà hoặc hàng xóm có người đang nhiễm bệnh.
Tẩy trùng các thiết bị và đồ dùng mà các thành viên trong gia đình thường dùng chung. Rửa chén đũa bằng xà phòng và nước nóng. Tốt nhất nên hạn chế cho bé dùng chung đồ với người đang bị nhiễm bệnh để tránh lây.
Mẹo nhỏ: Bạn có thể tìm công thức tẩy trùng dễ dàng và không tốn kém trên mạng hoặc trong sách vở. Những thành phần dùng để tẩy trùng khá đa dạng, phong phú và dễ tìm như dấm, dầu cây trà... Đây là những thứ có thể khử trùng dù không mạnh như thuốc tẩy và một số chất khử trùng chuyên dụng nhưng lại an toàn hơn.
3. Tiêm vắc – xin
Tổ chức y tế khuyến cáo, hàng năm trẻ em từ 6 tháng và người lớn nên tiêm vắc - xin phòng cúm để bảo vệ cho chính mình và những người xung quanh. Vắc xin - nên tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất trong khoảng tháng 10 - 11.
Mẹo nhỏ: Phụ nữ đang mang thai vẫn có thể tiêm phòng cảm cúm. Việc tiêm phòng cúm trong thời gian thai kỳ còn giúp bảo vệ bé yêu ngay từ trong bụng mẹ.
4. Tránh xa khói thuốc lá
Khói thuốc có khả năng khiến trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp cao. Những đứa trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá dễ bị nhiễm virus và thời gian bị bệnh kéo dài hơn những đứa trẻ khác.
Mẹo nhỏ: Tránh xa những khu vực có người hút thuốc lá. Trong gia đình, người lớn cũng tuyệt đối không nên hút thuốc để làm ảnh hưởng đến chính bản thân mình và những người xung quanh.
5. Che miệng khi ho và hắt hơi
Để tránh mầm bệnh lây lan, cha mẹ hãy dạy bé dùng tay che miệng khi ho và hắt hơi. Phương pháp hiệu quả nữa là sử dụng khăn giấy dùng một lần. Sau khi bé hắt hơi vào khăn giấy (hoặc vào tay), bạn hướng dẫn bé rửa tay ngay lập tức.
6. Tránh tiếp xúc người bị cảm cúm
Bảo vệ bé yêu của bạn khỏi virus cúm bằng cách không để bé ở gần với người bị cảm lạnh hoặc bị cúm. Nếu trong nhà hoặc ở lớp bé có người bị cảm cúm, tốt hơn hết là dặn cô giáo hạn chế để bé tiếp xúc gần với các bạn bị bệnh.
7. Giữ cơ thể khỏe mạnh
Một cơ thể khỏe mạnh sẽ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, có khả năng chống lại virus dễ dàng hơn.
Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, hãy cố gắng duy trì càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có khả năng cung cấp hệ miễn dịch cho bé rất tốt. Các kháng thể trong sữa mẹ có thể bảo vệ bé chống lại một loạt các vi trùng. Cho trẻ một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
Theo afamily
- 23/10/2012 07:06 - Thông tin bất ngờ về chữa ho cho trẻ
- 15/10/2012 05:33 - 6 bước dạy trẻ 2 tuổi sống tự lập
- 09/10/2012 14:00 - Phòng bệnh mùa thu cho trẻ trước khi quá muộn
- 09/10/2012 01:57 - những cách nuôi sai lầm khiến con bạn bị phát phì
- 24/09/2012 04:19 - 8 luu y khi cho be uong sua dau nanh
- 17/09/2012 01:32 - vi sao tre duoi 3 tuoi khong nen xem ti vi
- 12/09/2012 01:44 - Công dụng của đu đủ với trẻ nhỏ
- 12/09/2012 01:40 - Thời tiết giao mùa trẻ cần hấp thụ gì?
- 22/08/2012 08:18 - lý do bé nên ăn sữa chua mỗi ngày
- 13/08/2012 10:11 - ngo doc vi me cho uong qua nhieu nuoc