chuyen co tich khong co ich cho tre bang chuyen that
Khi trẻ lớn hơn 6 tuổi, có khả năng tư duy, phân biệt thật giả, các em sẽ nhìn truyện cổ tích theo đúng là những câu chuyện để giải trí hay học các bài học, tùy các em quyết định. Vậy nếu không dùng truyện cổ tích thì dạy trẻ các bài học đạo đức như thế nào ở độ tuổi mầm non? Chẳng phải tất cả các bài học đạo đức đều có thể học qua các hoạt động thường ngày đấy sao?
Đánh nhau là sai trong mọi hoàn cảnh. Tranh nhau là sai, sống phải biết nhường nhịn, chia sẻ, có thứ tự. Sống phải biết bao dung, bạn đánh mình mà mình cũng đánh lại thì cả hai đều sai, cả hai đều đau, thế nên phải biết cư xử không dùng bạo lực. Ai cũng biết trong một cuộc chiến tranh cả người thắng và thua đều tổn thất. Điều quan trọng là làm sao đừng để xảy ra chiến tranh ngay từ đầu.
Ảnh minh họa: Imaginelearning.com.
Khi đi lễ chùa, bạn đã bao giờ hỏi tại sao mình lại phải vái cả thần ác. Việc thờ tượng ông Khuyến Thiện và ông Trừng Ác nhằm thể hiện sự tồn tại biện chứng của hai mặt đối nghịch Thiện và Ác trong cuộc sống đời thường. Nếu làm việc thiện thì sẽ được thần thiện che chở, nếu làm việc ác sẽ bị thần ác trừng phạt.
Trong mỗi người luôn tồn tại song song cái thiện và cái ác. Một người có thể tốt với người này, nhưng lại ác với người kia. Hằng ngày hằng giờ bạn phải đấu tranh để phần thiện thắng phần ác trong mọi việc làm, suy nghĩ của bạn. Nói một điều ác cũng là ác chứ không phải chỉ làm nó mới bị coi là ác. Khó cả với người lớn chứ đừng nói cho trẻ. Do đó trẻ cần học và rèn được những hành vi, cách ứng xử, lối suy nghĩ hướng thiện ngay từ nhỏ qua những điều thiết thực trong cuộc sống, qua các tình huống thật, và qua các trải nghiệm của chính mình ở khả năng của mình.
Nhìn từ góc độ khó dễ của kiến thức thì trẻ không thể hiểu những giá trị của truyện cổ tích, nó chỉ mang tính tiêu cực khi các bà mẹ kế đều là dì ghẻ, hay phụ nữ chẳng cần làm gì, chỉ cần xinh đẹp rồi một ngày kia sẽ có hoàng tử đến cứu và lo mọi chuyện rồi cả đời hạnh phúc, hay đã là đàn ông đều phải trở thành hoàng tử.
Nhìn từ góc độ ứng dụng thực tế trẻ sẽ không thể trải nghiệm để học được điều gì. Học đi đôi với hành mà nếu không hành hằng ngày còn khó nhớ nữa là học chay. Các bài học đạo đức, kỹ năng sống phải được thực hành hằng ngày trong cuộc sống thật mới trở thành tính cách của trẻ, không phải chỉ là mấy câu đúc kết từ một câu chuyện tưởng tượng.
Hãy giúp trẻ hiểu và trân trọng mọi người, những điều có thật xung quanh mình, những sản phẩm của quá trình lao động, những thứ mà mình dùng hằng ngày là những bài học đạo đức đầu tiên cần học.
Hãy kể cho con câu chuyện về bố mẹ ông bà, cô dì chú bác anh em họ để con biết về gia đình mình. Rồi câu chuyện về các loại rau, quả, các loại thức ăn để bé biết mình đang ăn gì, mọi thứ đều là sản phẩm của một quá trình lao động vất vả ra sao để trẻ tôn trọng đồ ăn. Câu chuyện về đồ vật trong nhà được làm từ cái gì, ra sao, xuất xứ ở đâu, tại sao bố mẹ mua nó, câu chuyện về các con vật, những loài cây, hoa, những nơi bố mẹ đã đi qua... bao nhiêu điều thú vị quanh trẻ.
Mở rộng ra, kể cho trẻ nghe những câu chuyện về ông lão 84 tuổi vẫn đi bán chuối nuôi thân, chuyện bạn không có tay dùng chân để viết, chuyện trẻ em các vùng sâu vùng xa đi học bằng bè hay bám dây ướt sũng cả người vẫn cười vui khi đến lớp, truyện những em bé mồ côi hay bị bỏ rơi không nơi nương tựa sống ở chùa...
Đó là cuộc sống thực, những con người thực, những đứa trẻ đó đang phải trải qua những điều thực như thế. Bạn có cả ảnh để chỉ cho trẻ xem, họ mới là những nhân vật, tấm gương cần được tôn vinh, được nói đến, được ca ngợi bởi những người khác. Những điều bình thường họ làm hàng ngày đã đủ là một bài học đạo đức, đã đủ là một câu chuyện cổ tích giữa đời thường mà chính bạn sau khi đọc xong cũng muốn làm một điều gì đó tốt hơn, sống tốt hơn và cống hiến nhiều hơn nữa để những chuyện như thế sẽ ngày càng ít đi.
Sau khi kể xong, hỏi con, bây giờ mình sẽ làm gì để giúp bạn nhỉ. Để trẻ cảm nhận, về các mức độ tình cảm. Ôi thương các bạn quá. Con thấy buồn vì bạn chẳng có ai đưa đi học. Mẹ ơi ướt thì lạnh ốm mất... rồi gợi ý để bé đưa ra quyết định, nếu có thể đi thăm, quyên góp quà tặng, nhờ bố mẹ viết thư động viên bạn... hay chỉ đơn giản là giúp trẻ hiểu và trân trọng những điều mình đang có từ bố mẹ và gia đình. Đó mới là học và hành.
Đạo đức không thể chỉ là lời nói suông mà cần phải trải nghiệm qua các cung bậc cảm xúc rồi thể hiện bằng hành động. Hãy giúp trẻ hiểu rằng không thể chỉ nghĩ hay nói "tôi là người tốt" và thế là đủ. Hãy giúp trẻ khẳng định mình là người tốt bằng cách làm được nhiều việc tốt mỗi ngày.
Theo VnExpress
- 05/11/2014 03:52 - Cai “NGHIỆN” cho bé
- 05/11/2014 03:47 - Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé
- 20/05/2013 03:38 - 7 mẹo hay giúp phụ huynh dạy con biết vâng lời
- 08/04/2013 00:26 - 4 lỗi cha mẹ thường gặp khi phê bình con
- 26/03/2013 04:11 - cach yeu con duoc be mong cho nhat
- 25/03/2013 03:03 - trẻ bị ho khi chuyển mùa
- 25/03/2013 02:48 - dau hieu cho biet con ban dang bi thieu chat
- 09/03/2013 08:57 - Những lưu ý về dinh dưỡng cho con lúc giao mùa
- 09/03/2013 08:48 - THUC PHAM CAM TRẺ DƯỚI 1 TUỔI