Phát triển toàn diện cho trẻ 2-6 tuổi
Đó là chia sẻ của TS. Huỳnh Văn Sơn (Trưởng bộ môn Tâm lý học, ĐH Sư phạm TPHCM), một trong những chuyên gia cố vấn chương trình trắc nghiệm Nutroplex 4T vừa triển khai thực nghiệm tại các trường mầm non trên địa bàn Hà Nội và Tp.HCM.
- Tiến sĩ có thể giới thiệu cụ thể đặc điểm tâm lý của trẻ 2 - 6 tuổi?
2-6 tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng và rất nhạy cảm đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Đây là thời kỳ trí tuệ lẫn thể chất của trẻ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho những phát triển về sau.
Chúng bắt đầu nhận ra mình không còn “nhỏ” nhưng cũng chưa đủ “lớn” để hiểu hết thế giới xung quanh. Hành động, tình cảm cũng như cách xử lí các tình huống cũng thay đổi từng ngày, tùy thuộc vào nhận thức của trẻ.
“Quy luật” chung cho các giai đoạn là đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu, trong đó, vitamin và khoáng chất là rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ để hoàn thiện các kỹ năng còn lại.
Giai đoạn này trẻ đặc biệt có nhu cầu khẳng định mình. Nếu hoạt động chủ đạo của trẻ dưới 3 tuổi là hoạt động với đồ vật và sau đó từ 3- 6 tuổi là hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi phân vai có chủ đề. Do đó, phụ huynh cũng trở nên “vất vả” hơn với những trò chơi, đòi hỏi, thậm chí là tâm sinh lý thất thường của trẻ.
- Ý nghĩa của các bài tập đánh giá trong chương trình Trắc nghiệm Nutroplex 4T và tiến sĩ có những gợi ý gì để phát triển trí tuệ cho trẻ thông qua các bài tập tương tự như thế này?
Có thể nói các bài tập trong hệ thống bài tập đánh giá về nhận thức - trí tuệ và kỹ năng của trẻ mang tính gợi mở khá lý thú. Các bài tập này không dừng ở mức trẻ làm được hay không mà là trẻ đạt được ở mức nào. Thông qua đó, phụ huynh sẽ có cái nhìn mới trong việc tìm hiểu và giáo dục con mình thông qua việc chơi cùng con, tác động đến con bằng những biện pháp hữu hiệu.
Phụ huynh có thể tham khảo ở các chuẩn đánh giá, ở các quyển tài liệu bài tập - trò chơi dành cho từng độ tuổi. Vấn đề không phải là rèn trẻ trong bài tập mà nếu tạo cơ hội cho trẻ chơi cùng với các bài tập - trò chơi thì sự phát triển của trẻ sẽ diễn ra hiệu quả.
Cũng xin nói thêm rằng phụ huynh đừng quá chú trọng phát triển trẻ ở một khía cạnh nào đó mà cần phải lưu ý đến yếu tố toàn diện.
- Theo tiến sĩ, để giúp trẻ phát triển toàn diện phụ huynh cần lưu ý những điều gì?
Giúp trẻ phát triển toàn diện, nói một cách dễ hiểu nhất, là giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Nhiều phụ huynh vẫn quan niệm cho con ăn đầy đủ, khoa học để trẻ cao lớn hay cho con học thật nhiều để phát triển trí tuệ là đủ.
Thực tế cho thấy, trẻ có đủ sức khỏe (thông qua việc được chăm sóc dinh dưỡng) và có năng lực xã hội tốt (thông qua việc cọ xát thực tế, thi tài cùng chúng bạn) sẽ học hỏi nhanh hơn, ứng xử tốt hơn và đó cũng là tiền đề tốt để thành công hơn trong tương lai. Đó cũng là mục đích của chương trình Trắc nghiệm Nutroplex 4T khi thiết kế các bài tập nhằm đánh giá sự phát triển tâm lý cũng như khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ bởi rõ ràng, bất kỳ sự phát triển khỏe mạnh nào cũng cần dựa trên nền tảng sức khỏe của trẻ.
- Xin cảm ơn những chia sẻ và những thông tin rất hữu ích của TS.
- 05/07/2012 14:53 - Những thực phẩm dễ gây ngộ độc cho trẻ
- 05/07/2012 14:44 - Những việc không nên làm cho bé trong mua hè
- 05/07/2012 14:41 - Dạy con cảm ơn và xin lỗi
- 26/05/2012 06:42 - Đồ nguy hiểm 'đội lốt' an toàn với bé
- 26/05/2012 03:42 - Lời khuyên của cha
- 28/10/2011 04:02 - 5 dưỡng chất cần thiết nhất cho sức khỏe của bé
- 27/10/2011 10:33 - Chương trình chăm sóc